Bác bỏ những chuyện hoang đường về Eiffel trong lĩnh vực Du lịch Việt Nam

Du khách nước ngoài đến Việt Nam thường được kể rằng cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Trường Tiền ở Huế và Bưu điện Sài Gòn đèo là tác phẩm của Gustave Eiffel. Nhưng thông tin này hoàn không đúng.

Trong vài năm qua, các nhà sử học đã thất vọng vì lượng thông tin sai lệch được lan truyền về một số công trình di sản ở Việt Nam, ba ví dụ nổi tiếng nhất là tuyên bố rằng Gustav Eiffel đã thiết kế và xây dựng (i) Cầu Long Biên ở Hà Nội, (iii) Cầu Trường Tiền ở Huế, và (iii) Bưu điện Sài Gòn.

Thật ra những thông tin này không chính xác, những tuyên bố này làm giảm bớt danh tiếng của kiến trúc sư trưởng Nam Kỳ Marie-Alfred Foulhoux, Établissements Daydé et Pillé và Établissements Schneider et Letellier, là những tác giả thực sự của ba công trình này.

Không khó bác bỏ những tuyên bố cho rằng cầu Long Biên ở Hà Nội và cầu Trường Tiền ở Huế là công trình của Eiffel, nhờ vào  một số tài liệu khá phong phú:

Cầu Long Biên tại Hà Nội

Tonkin – Hà Nội – Pont Doumer (Cầu Long Biên)

Một số tài liệu đào tạo du lịch đang được lưu hành tại Hà Nội vẫn bao gồm tuyên bố: “Cầu Long Biên được xây dựng từ ngày 12/8/1898, hoàn thành vào ngày 3/2/1902; do kiến trúc sư người Pháp Ep-phen thiết kế; dài 2290 m, cao 17m, nặng 17 nghìn tấn.” 

Tuy nhiên, các tài liệu sau đây, cùng với tấm biển của công ty xây dựng được hiển thị nổi bật trên chính cây cầu trong lúc cây cầu mới được xây dựng, cho thấy rõ rằng cây cầu – thực tế có chiều dài 1.680m – được thiết kế và xây dựng bởi Etablissements Daydé et Pillé, một công ty được lựa chọn trong một cuộc thi đấu thầu và có sự tham gia của nhiều công ty xây dựng lớn, trong đó công ty kế thừa của Eiffel, là Société de Construction de Levallois-Perret là một trong những công ty không thành công.

Xin vui lòng nhấp vào tiêu đề ở cuối mỗi đoạn văn để xem các tài liệu nguyên bản:

“Au concours ouvert, en 1897, pour la construction du pont d’Hanoï, se présentèrent les principales maisons de construction de France. Le projet de la maison Daydé et Pillé, de Creil (Oise) fut choisi” (Tại cuộc thi đấu thầu năm 1897 về việc xây dựng cầu Hà Nội, các công ty xây dựng chính của Pháp đã có mặt. Dự án của Daydé et Pillé, từ Creil (Oise), đã được chọn. Paul Doumer, L’Indo-Chine française, souvenirs, Paris, 1905

“Ce pont, que l’on appelle « pont Doumer », du nom de l’ancien gouverneur de. l’Indo-Chine, a été construit de 1898 à 1902, par MM. Daydé et Pillé, à la suite d’un concours auquel toutes les grandes maisons de construction avaient été appelées à prendre part” (Cây cầu này, được đặt tên là “Cầu Doumer” theo tên cựu Thống đốc Đông Dương, được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902 bởi MM. Daydé và Pillé, sau một cuộc thi đấu thầu mà tất cả các công ty xây dựng lớn đã được mời tham gia). Le Génie civil: revue générale des industries françaises et étrangères, Paris, 1909-04-03

“Le pont construit par MM. Daydé et Pillé s’arrête en effet au bord extérieur de la chaussée de la digue. Ce sont les Travaux Publics qui ont construit la partie du pont qui enjambe le Quai Clemenceau, la rampe d’accès actuelle, la plate-forme de la gare (qui n’a jamais été construite) et le reste du viaduc jusqu’à l’Avenue Bichot” (Cây cầu do ông Daydé and Pillé xây dựng, thực sự dừng lại ở rìa ngoài của đường đắp cao con đê. Chính Sở Công chính đã xây dựng phần cầu bắc qua bến Clemenceau, hiện tại là đoạn đường dẫn đến cầu, sân ga (chưa được xây dựng) và phần còn lại của cầu cạn kéo dài đến đại lộ Bichot). L’Éveil économique de l’Indochine: bulletin hebdomadaire, Hanoï, 1923-11-23

Trong giai đoạn 1902-1905, Công ty Daydé and Pillé cũng chịu trách nhiệm xây dựng 98 cây cầu kim loại lớn trên tuyến đường sắt Hà Nội, trong đó có cầu Hàm Rồng nổi tiếng tại Thanh Hóa.
http://entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/Dayde-Indo-Chine.pdf

Có lẽ một số người nghĩ sai rằng cầu Long Biên là công trình của Công ty Eiffel, vì rất lâu sau đó vào năm 1964, Công ty Daydé et Pillé là một trong số các công ty hợp nhất với Công ty Eiffel để tạo thành Công ty Eiffage métal – xem https://fr.wikipedia.org/wiki/Eiffage_Métal

Trong cuốn sách Hanoi’s Architecture in the Nineteenth and Twentieth Centuries (Kiến trúc Hà Nội thế kỷ 19-20, NXB Xây dựng 1985), tác giả Đặng Thái Hoàng cho rằng cây cầu được xây dựng theo bản thiết kế của công ty Eiffel, nhưng tuyên bố này không thể chứng minh được.

Cầu Trường Tiền tại Huế

Annam – Huế – Le Pont Thành-Thái (Cầu Trường Tiền)

Một số tài liệu đào tạo du lịch được sử dụng ở Huế cho rằng “Năm Thành Thái thứ 9 (1897), chiếc cầu trên được nhà cầm quyền Pháp (khi ấy Khâm xứ Trung Kỳ là Levecque) giao cho hãng Eiffel (Pháp) thiết kế (do Gustave Eiffel thiết kế) và xây dựng lại bằng sắt, đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành và được mang tên vị vua này.”

Tuy nhiên, các tài liệu của Pháp sau đây cho thấy cây cầu này thực sự được thiết kế và xây dựng bởi Schneider et Letellier (Société Schneider et Cie và Cie de Letellier) và được hoàn thành vào năm 1901:

“Vu le programme et cahier des charges de l’adjudication sur concours, pour la construction d’un pont métallique sur la rivière de Hué, approuvé le 26 mai 1897; Vu le projet déposé par la Société Schneider et Cie et Letellier, représentée par M. Dessoliers, ingénieur à Hanoi…” (Về chương trình và thông số kỹ thuật của cuộc thi đấu thầu xây dựng cầu kim loại bắc qua sông Huế, được phê duyệt ngày 26 tháng 5 năm 1897; Về dự án do Société Schneider et Cie et Letellier, đại diện là ông Dessoliers, kỹ sư tại Hà Nội). Bulletin officiel de l’Indochine française, Saïgon et Hanoï, 1897-11

“Le pont de Hué: Un concours, basé sur ce programme, fut ouvert, en mai 1897, entre les constructeurs français. Le projet présenté par MM. Schneider et Cie et Letellier fut jugé supérieur à celui des autres concurrents, et le pont fut adjugé le 23 novembre 1897. Le montant des dépenses autorisées fut fixé à 723.926.50 francs.” (Cầu Huế: Một cuộc thi đấu thầu, dựa trên chương trình này, được khai mạc vào tháng 5 năm 1897 giữa các nhà xây dựng Pháp. Dự án do ông Schneider và Letellier trình bày được coi là vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác, và việc xây dựng cây cầu đã được trao cho công ty của hai ông vào ngày 23 tháng 11 năm 1897. Số tiền được phép chi tiêu đã được ấn định là 723.926,50 francs). Paul Doumer, Situation de l’Indochine française de 1897 à 1901, 1901

“Les sieurs Schneider et Letellier ont reçu, le 18 oct. 1901, notification d’un ordre de service les invitant à se présenter dans les bureaux du premier arrondissement du service des travaux publics à Hanoï pour y prendre connaissance du décompte définitif des travaux du pont de Hué et à le signer pour acceptation” (Vào ngày 18 tháng 10 năm 1901, ông Schneider và Letellier nhận được thông báo về lệnh dịch vụ mời họ đến văn phòng của Sở Công chánh quận thứ nhất ở Hà Nội để để ý xem xét quyết toán cuối cùng về công trình cầu tại Huế và ký nó để chấp nhận). Recueil des arrêts du Conseil d’État, Paris, 1908

Công ty Schneider, ban đầu được thành lập tại Le Creusot (Saône-et-Loire), cũng đã xây dựng nhiều cây cầu kim loại lớn cho các tuyến đường sắt Hà Nội-Vinh và Hải Phòng-Hà Nội-Việt Trì, và sau này sẽ khai sinh ra Công ty Schneider Electric hiện nay.

Bưu điện Sài Gòn

Saigon – L’Hôtel des Postes (Bưu điện Sài Gòn)

Mỗi năm, hàng triệu du khách nước ngoài đến thăm tòa nhà nổi tiếng này được các hướng dẫn viên du lịch thông báo rằng đây là “một tác phẩm của Gustave Eiffel.” Trong khi lịch sử của Bưu điện Sài Gòn ít được ghi chép hơn hai cây cầu nói trên, các nguồn tài liệu hiện có cho thấy rõ ràng Bưu điện Sài Gòn không phải là tác phẩm của Eiffel.

Câu chuyện về  “Bưu điện Eiffel” được cho là xuất phát ban đầu từ tài liệu “Hướng dẫn thuyết minh về các địa điểm tham quan trong thành phố,” được Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh lưu hành vào năm 1990 cho tất cả các công ty du lịch và những cơ quan khác có liên hệ với du khách nước ngoài. Tài liệu này bao gồm những lời khuyên sau: “Nhà BĐTP là do kỹ sư Guy-xta-vơ Ép-phen – Pháp – thiết kế và chỉ đạo xây dựng từ năm 1887-1891 thì hoàn thành theo phong cách chiết trung.”

Ngày nay, câu chuyện về “Bưu điện Eiffel” vẫn được truyền cho nhiều hướng dẫn viên du lịch, mặc dù thực tế tất cả các dữ liệu lịch sử hiện có đều chứng minh rằng câu chuyện này là không đúng.

Công ty Eiffel tại Đông Dương

Gustave Eiffel, Ingénieur français (1832-1923), photo de Nadar ©MP/Leemage (Gustave Eiffel, kỹ sư người Pháp (1832-1923), ảnh của Nadar © MP/Leemage)

Theo bài của Laurent Weill, “l’Entreprise Eiffel et la mise en valeur de l’Indochine, 1889-1965,” (Công ty Eiffel và việc đánh giá và phát huy giá trị của Đông Dương, 1889-1965), ban đầu được xuất bản trong tạp chí Histoire, économie & société, năm 1995, 14-2, Công ty Eiffel được thành lập vào năm 1863 bởi ông Gustave Eiffel dưới tên công ty Gustave Eiffel et Cie, vào năm 1872, công ty này đã mở một văn phòng tại Nam Kỳ.

Danh sách chính thức các công trình của Công ty Eiffel do Hiệp hội Hậu duệ của Gustave Eiffel chuẩn bị tại www.gustaveeiffel.com/ cho thấy rằng, trong khi phần lớn các công trình của Eiffel nằm ở Pháp, công ty của ông cũng được ủy thác xây dựng nhiều công trình kiến trúc ở Nam Kỳ từ năm 1872 đến 1889.

Những công trình này bao gồm các cầu đường sắt (cầu Bình Điền, Tân An và Bến Lức trên tuyến đường sắt Sài Gòn-Mỹ Tho), các cầu đường bộ (Cầu Mống tại Sài Gòn, cầu Malabars tại Chợ Lớn, cầu Ông Núi, cầu Rạch Lăng, cầu Bình Tây, cầu Rạch Giá, cầu Long Xuyên), các chợ (chợ Long Châu, chợ Cao Lãnh, chợ Ô Môn, chợ Tân Quy Đông và chợ Tân An), các giếng lọc, và các lối đi bờ kênh/rạch, và trụ sở lớn của Halles des Messageries fluviales trên bờ sông Sài Gòn – xem https://gustaveeiffel.com/ses-oeuvres/asie/

Đến năm 1889, năm Eiffel xây dựng Tháp Eiffel nổi tiếng cho Triển lãm Quốc tế tại Paris, công ty có văn phòng tại các thành phố Sài Gòn, Thượng Hải, Lisbon, Saint Petersburg và Buenos Aires, và các đại diện ở Madrid và Naples. Vào ngày 21 tháng 5 năm 1890, Công ty Établissements Eiffel được thành lập, trong đó Gustave Eiffel kiểm soát hơn 50% thủ đô (tức là 4.643.068 francs).

Tuy nhiên, từ năm 1891 đến 1893, vận may của ông Gustave Eiffel thay đổi đáng kể, khi kế hoạch xây dựng tàu điện ngầm Paris “Projet Eiffel de Métropolitain” của ông bị chính quyền thành phố Paris bác bỏ, và bản thân ông bị dính vào bê bối tài chính và chính trị xung quanh dự án xây dựng kênh đào qua eo đất Panama thất bại của Pháp. Sau khi bị cáo buộc vào tháng 11 năm 1892 liên quan đến vụ bê bối Panama, Eiffel từ chức hội đồng quản trị của công ty Etablissements Eiffel vào ngày 10 tháng 1 năm 1893. Sau đó ông từ chối cho phép công ty tiếp tục mang tên của ông. Vì vậy một hội đồng quản trị mới đã được bổ nhiệm và công ty chính thức thay đổi đặt tên là Société de Constructions de Levallois-Perret (SCLP).

Hiệp hội Hậu duệ của Gustave Eiffel đã chuẩn bị một danh sách đầy đủ tất cả các tác phẩm của Eiffel tại www.gustaveeiffel.com/

Công ty kế thừa của Công ty Etablissements Eiffel, Société Constructions Levallois-Perret tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thuộc địa Pháp, xây dựng phần lớn cơ sở hạ tầng cảng Saïgon cũng như một số lượng lớn các cây cầu trên tuyến đường sắt Bắc Nam (Transindochinois). Cuối cùng vào năm 1937, tự tin rằng danh tiếng của người sáng lập không thể bị lung lay bởi những ký ức về vụ bê bối Panama, công ty đổi tên thành Société des Anciens Établissements Eiffel (SAEE) – xem www.entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/Eiffel-Indochine.pdf

Mặc dù Công ty Eiffel đã chịu trách nhiệm cho nhiều công trình ở Nam Kỳ, nhưng việc thiết kế hoặc là xây dựng Bưu điện Sài Gòn không được đề cập trong danh sách chính thức các công trình của Eiffel do Hiệp hội Hậu duệ của Gustave Eiffel chuẩn bị – xem https://gustaveeiffel.com/ses-oeuvres/asie/

Rất đáng kể, việc thiết kế hoặc là xây dựng bưu điện bởi công ty Eiffel cũng không được đề cập trong bất kỳ tài liệu thực dân Pháp nào về công ty Eiffel được kho tại Archives Nationales d’Outre Mer (Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại) ở Aix-en-Provence, Pháp, tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia Việt Nam, hoặc là trực tuyến tại trang web Gallica https://gallica.bnf.fr/ của Thư viện Quốc gia Pháp.

Một số người cũng cho rằng ngay cả không có bằng chứng cho thấy rằng Công ty Eiffel đã thiết kế hoặc xây dựng Bưu điện Sài Gòn, thì có lẽ công ty của ông đã sản xuất khung sắt của Bưu điện.

Có tài liệu cho biết khung sắt của Bưu điện Sài Gòn được đúc ở Pháp và sau đó chuyển sang Đông Dương:

“Achèvement de l’hôtel des postes et des télégraphes – 40,000 Piastres. Il reste à mettre sur l’hôtel des postes la grande charpente, qui est actuellement en cours de fabrication en France, puis tous les travaux de parachèvement qui ne peuvent être exécutés avant la pose de la charpente. Le crédit de 40,000 piastres sera suffisant pour achever” (Sự hoàn thành Bưu điện – 40.000 Piastres. Vẫn còn chờ đợi vào việc lắp đặt khung lớn của bưu điện, hiện đang được sản xuất tại Pháp; không có việc nào có thể hoàn thiện được trước khi lắp đặt khung. Khoản tín dụng 40.000 piastres sẽ đủ để hoàn thành điều này). Procès-verbaux du Conseil colonial, Saïgon, 1887 

Rót cuộc, không có bằng chứng nào cho thấy Maison Eiffel đã xây dựng khung sắt của Bưu điện Sài Gòn, đặc biệt là vì nó không được đề cập trong danh sách chính thức về các khung tòa nhà bằng kim loại (charpentes) do công ty Eiffel sản xuất, được chuẩn bị bởi Hiệp hội Hậu duệ của Gustave Eiffel – xem https://gustaveeiffel.com/charpentes-metalliques/

Trong cuốn sách Hanoi – Biography of a City (Hà Nội – Tiểu sử của một Thành phố, Sydney, 2000), tác giả William Logan đã mạo hiểm đưa ra ý kiến rằng nỗi ám ảnh của ngành du lịch Việt Nam với ông Gustave Eiffel có thể chỉ là “thêm một huyền thoại khác…. được dự định để củng cố phả hệ về tác động của người Pháp đối với thành phố.”

Sài Gòn vẫn còn một công trình kiến trúc đích thực do công ty Établissements Eiffel xây dựng – cây cầu Pont des Messageries maritimes hay là Cầu Mống (được khánh thành vào năm 1882), được cho là cây cầu Eiffel duy nhất còn sót lại ở châu Á – nhưng rất kỳ là ít công ty du lịch dẫn khách nước ngoài đến tham quan di tích này

Nếu tên của Gustave Eiffel là một điểm thu hút khách du lịch Việt Nam đến, vậy thật khó lý giải tại sao ở Sài Gòn – nơi các hướng dẫn viên du lịch tiếp tục quảng bá huyền thoại sai về “Bưu điện Eiffel” – công trình đích thực duy nhất của Eiffel còn sót lại, cây Cầu Messageries maritimes/Cầu Mống được khánh thành vào năm 1882 – hiếm khi được các đoàn du lịch ghé thăm.

Để biết thêm thông tin về Cầu Messageries maritimes/Cầu Mống, xem www.historicvietnam.com/the-rainbow-bridge-a-true-eiffel-classic/

Ông Marie-Alfred Foulhoux, kiến trúc sư thật sự của Bưu điện Sài Gòn

Chưa có tài liệu hoặc bản vẽ chính thức nào mang tên nhà thiết kế hay nhà xây dựng Bưu điện Sài Gòn được tìm thấy, nhưng hai bài báo cùng thời – Le Temps (Paris), ngày 28 tháng 2 năm 1888, và L’Architecte constructeur: revue du monde architecture et artistique (Kiến trúc sư-người xây dựng: đánh giá thế giới kiến trúc và nghệ thuật) số 25, ngày 15 tháng 9 năm 1891 – đều mô tả rõ rằng Bưu điện Sài Gòn là công trình của kiến trúc sư trưởng Nam Kỳ, Marie-Alfred Foulhoux:

Le Temps (Paris), 28 Février 1888

“Saïgon a aussi ses monuments, son palais gouvernemental, datant de l’époque de l’amiral La Grandière; sa cathédrale et son palais de Justice, œuvres de l’architecte Foulhoux, un ancien de Cochinchine qui est toujours sur la brèche. M. Foulhoux construit actuellement un superbe hôtel des postes, dont les travaux sont menés avec une rapidité plus grande que celle de l’hôtel de la rue Jean-Jacques-Rousseau” (Sài Gòn còn có các di tích, dinh thự có từ thời Đô đốc La Grandière; nhà thờ lớn và tòa án của nó, các tác phẩm của kiến trúc sư Foulhoux, một người đã sống lâu tại Nam Kỳ, người luôn luôn rất bận rộn. Foulhoux hiện đang xây dựng một bưu điện tuyệt vời, công trình này sẽ được thực hiện với tốc độ nhanh hơn so với công trình xây dựng khách sạn trên đường Jean-Jacques-Rousseau). Le Temps (Paris), 1888-02-28

L’Architecte constructeur: revue du monde architectural et artistique No 25, 15 Septembre 1891

“L’inauguratiou du nouvel hôtel des postes de Saigon qui devait avoir lieu le 14 juillet dernier a été remise au retour du gouverneur général. Ce monument, orné d’une façade des plus artistiques est particulièrement bien aménagé et bien compris pour les différents services auxquels il est destiné; il fait le plus grand honneur à l’habileté et au talent du distingué architecte en chef delà colonie, M. Foulhoux. Nos lecteurs n’ont pas oublié notre excellent ami qui a été le commissaire délégué de l’Indo Chine à l’Exposition de 1889 et auquel nous avons dû le magnifique palais des colonies construit en teck rouge de l’Indo-Chine” (Việc khánh thành bưu điện mới ở Sài Gòn sẽ diễn ra vào ngày 14 tháng 7, đã bị hoãn lại cho đến khi Toàn quyền Đông Dương trở lại. Đài tưởng niệm, được trang trí với mặt tiền rất nghệ thuật, đặc biệt được trang bị tốt cho các dịch vụ khác đã dự định; công trình này tôn vinh các kỹ năng và tài năng của kiến trúc sư trưởng xuất sắc của thuộc địa, M Foulhoux. Độc giả của chúng tôi vẫn chưa quên người bạn xuất sắc của chúng tôi, người từng là phó ủy viên Đông Dương tại Triển lãm 1889, và người mà khiến chúng tôi mang ơn cung điện thuộc địa tráng lệ, được xây bằng gỗ lim Đông Dương). L’Architecte constructeur: revue du monde architectural et artistique, Paris, 1891-09-15

Ông Henri Vildieu có tham gia thiết kế Bưu điện Sài Gòn hay không?

Cuốn sách Saïgon 1698-1998 Kiến Trúc/Architectures Quy Hoạch/Urbanisme (Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh), được xuất bản vào năm 1998, vẫn cung cấp một trong những cái nhìn tổng quan hay nhất về các di tích lịch sử quan trọng tại Sài Gòn

Cuốn sách Saïgon 1698-1998 Kiến Trúc/Architectures Quy Hoạch/Urbanisme (Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh), được xuất bản vào năm 1998, cho rằng Bưu điện Sài Gòn “construite sur les plans de l’architecte Vildieu, Chef du Service des Batiments civils du Tonkin, avec l’aide de Foulhoux” (được xây dựng theo kế hoạch của kiến trúc sư Vildieu, Trưởng ban Công cộng ở Bắc Kỳ, với sự hỗ trợ của Foulhoux). Trong những năm kể từ khi cuốn sách này được xuất bản, tuyên bố này đã được nhắc lại trong rất nhiều sách và bài khác.

Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chứng minh cho ý kiến cho rằng ông Foulhoux, lúc đó là một nhân vật cấp cao trong chính quyền Nam Kỳ, đã là phụ tá cho ông Vildieu, lúc đó là người tương đối trẻ chỉ giữ chức vụ phó kiến trúc. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy rằng ông Vildieu đã tham gia vào việc thiết kế hoặc xây dựng Bưu điện Sài Gòn.

Nếu chúng ta tìm kiếm các ấn phẩm chính thức của chính phủ Đông Dương trên Gallica, chúng ta có thể thấy rằng Marie-Alfred Foulhoux (1840-1892) đến Nam Kỳ năm 1869 và trở thành Chef du Service des Bâtiments Civiles en Cochinchine (Giám đốc các Công trình Cộng đồng) năm 1872. Ông đã được bổ nhiệm làm Kiến trúc sư trưởng vào năm 1879.

“FOULHOUX ALFRED, architecte en chef de l’Indo-Chine (Nécrologie) – La Construction moderne lui a consacré la notice suivante due à M. Charles Lucas: Mercredi 20 janvier (1892), est décédé subitement à Saigon (Cochinchine), M. Foulhoux, architecte, qui depuis vingt-cinq années habitait cette colonie, et avait été, en 1872, après la démission de M. Monnier, nommé par le ministre de la Marine et des Colonies, chef de la section des bâtiments civils du service des travaux d’architecture de la Cochinchine. C’est en cette qualité que M. Foulhoux avait tracé le plan de la ce partie neuve de la ville de Saigon, et fait élever le palais du gouverneur général, ainsi que plusieurs autres édifices publics tant à Saïgon que dans les autres villes de l’Indo-Chine française” (FOULHOUX ALFRED, Kiến trúc sư trưởng của Đông Dương (Obituary) – La Construction moderne (Tạp chí xây dựng hiện đại đã gửi thông báo sau đây của ông Charles Lucas: Vào thứ Tư ngày 20 tháng 1 (1892), ông Foulhoux, kiến trúc sư, đột ngột qua đời tại Sài Gòn (Nam Kỳ). ông ấy đã sống 25 năm tại thuộc địa này, và sau khi ông Monnier từ chức vào năm 1872, ông được Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa bổ nhiệm làm Giám đốc Ông Vildieu, kiến trúc sư, Giám đốc các Công trình Cộng đồng của Sở Công chính và Kiến trúc của Nam Kỳ. Trong khi giữ chức vụ này, ông Foulhoux đã vạch ra quy hoạch cho phần mới này của thành phố Sài Gòn, và cho dựng dinh Toàn quyền, cũng như một số công trình công cộng khác ở cả Sài Gòn và các thành phố khác của Đông Dương Pháp). Société des architectes de l’Anjou, Angers, 1892

Các tài liệu cho thấy rằng ông Foulhoux cũng chịu trách nhiệm cho bốn công trình cộng đồng khác ở Sài Gòn, Bưu điện Sài Gòn là công trình cuối cùng của ông:

– Secrétariat général du gouvernement (Dinh Thượng thơ, 1881)
– Palais de Justice (Tòa án nhân dân, 1885)
– Hôtel des douanes (Cục Hải quan, 1887)
– Palais du Lieutenant-gouverneur de Cochinchine (Dinh Gia Long, 1890)
– Hôtel des postes (Bưu điện Sài Gòn, 1891)

Trong khi đó, chỉ đến tháng 2 năm 1885 là ông Auguste-Henri Vildieu (1847-1926) được bổ nhiệm làm phó kiến trúc sư cho chính quyền Đông Dương:

Vào năm 1885 ông Auguste-Henri Vildieu (1847-1926) bắt đầu phục vụ thuộc địa Pháp ở Hà Nội và trở thành kiến trúc sư hạng 2 của Service des bâtiments Civils (Cục Công trình Cộng đồng) vào năm 1895

“Architectes chefs de service du 2e classe: Vildieu, Auguste-Henri; Date de naissance – 6 sept 1847; Date de la dernière nomination – 14 juil 1895; Date d’entrée dans l’administration locale – 25 fév 1885” (Vildieu, Auguste-Henri; Ngày sinh – ngày 6 tháng 9 năm 1847; Ngày đề cử cuối cùng – ngày 14 tháng 7 năm 1895; Ngày gia nhập chính quyền địa phương – ngày 25 tháng 2 năm 1885). Annuaire général de l’Indo-Chine, Hanoi, 1902

Chỉ đến năm 1895, ông Vildieu trở thành Chef du service des bâtiments Civils (Giám đốc các Công trình Cộng đồng), 3 năm sau cái chết của ông Foulhoux:

“M Vildieu, architecte, chef du service des bâtiments civils, Président” (Ông Vildieu, kiến trúc sư, Cục trưởng, Cục Công trình Cộng đồng, Chủ tịch). Bulletin officiel de l’Indochine française, Saïgon et Hanoï, 1895

Cho đến cuối tháng 7 năm 1902, hơn một thập kỷ sau cái chết của Foulhoux, ông Vildieu vẫn là “architecte-adjoint” (phó kiến trúc sư) và “Architecte chef de service de 2e classe” (kiến trúc sư, cục trưởng hạng 2):

“Vildieu (Auguste-Henri), architect-adjoint” (Vildieu (Auguste-Henri), phó kiến trúc sư phụ). Les Tablettes coloniales: organe des possessions françaises d’Outre-mer, Paris, 1888-08-29

“Architectes chefs de service du 2e classe: Vildieu (Auguste-Henri); Date de naissance – 6 sept 1847; Date de la dernière nomination – 14 juil 1895; Date d’entrée dans l’administration locale – 25 fév 1885” (Các kiến trúc sư, cục trưởng của hạng 2 (Vildieu (Auguste-Henri); Ngày sinh – ngày 6 tháng 9 năm 1847; Ngày đề cử cuối cùng – ngày 14 tháng 7 năm 1895; Ngày vào chính quyền địa phương – ngày 25 tháng 2 năm 1885). Annuaire général de l’Indo-Chine, Hà Nội, 1902). Annuaire général de l’Indo-Chine, Hanoi, 1902

Cuối cùng, vào ngày 19 tháng 7 năm 1902, ông Vildieu được thăng chức thành “Architecte 1re classe” (Kiến trúc sư hạng 1) và Architecte-en-chef des Travaux publics de l’Indochine (Kiến trúc sư trưởng của Sở Công chính Đông Dương)

Vào năm 1902, ông Auguste-Henri Vildieu (1847-1926) trở thành Kiến trúc sư hạng 1 và Kiến trúc sư trưởng của Sở Công chính Đông Dương; sau khi nghỉ hưu vào năm 1912, ông được phong làm Kiến trúc sư trưởng danh dự

“Par arrêté du Gouverneur général de l’Indo-Chine p. i., en date du 19 juillet 1902, rendu sur la proposition du Directeur général des Travaux publics: Sont promus dans le personnel des Travaux publics de l’Indo-Chine: 2° au grade d’architecte de 1re classe: M. Vildieu, Auguste, architecte de 2e classe” (Theo nghị định của Quyền Toàn quyền Đông Dương, ngày 19 tháng 7 năm 1902, theo đề nghị của Tổng Giám đốc Công chính: Các nhân viên sau của Sở Công chính Đông Dương được thăng cấp kiến trúc sư hạng 1: Ông Vildieu, Auguste, Kiến trúc sư hạng 2). Bulletin officiel de l’Indochine française, Saïgon et Hanoï, 1902-07

“Vildieu, Auguste: Date de la nomination au grade de Architecte-principal, chef du service: 19 juillet 1902” (Vildieu, Auguste: Ngày được bổ nhiệm vào ngạch Kiến trúc sư trưởng, Cục trưởng: ngày 19 tháng 7 năm 1902). Annuaire général de l’Indo-Chine, Hanoi, 1925

Các công trình được cho là của Vildieu đều nằm ở Hà Nội, và tất cả đều có niên đại từ cuối những năm 1890 đến 1906, một thời gian sau khi Foulhoux qua đời:

– Maison centrale (Nhà tù Hỏa Lò, 1899)
– Gare de Hanoi (Ga Hà Nội, 1902)
– Travaux publics de l’Indochine (Sở Công chính Đông Dương, 1902)
– Hôtel des postes (Bưu điện Hà Nội, 1905)
– Palais de Justice (Tòa án Nhân dân, 1906)
– Mairie de Hanoi (Tòa thị chính Hà Nội, 1906)
– Palais du Gouverneur Général à Hanoi (Phủ Chủ tịch Hà Nội, 1906)

Điều này càng khiến chúng ta khó tin rằng Vildieu có thể là kiến trúc sư chính của một tòa nhà lớn ở Sài Gòn đã được hoàn thành trước đó gần một thập kỷ, khi ông Vildieu vẫn còn là một phó kiến trúc.

Sau khi ông Vildieu nghỉ hưu vào năm 1912, ông được phong làm Architecte-en-chef honoraire (Kiến trúc sư trưởng danh dự) của Sở Công chính Đông Dương:

“Par arrêtés du Gouverneur général de l’Indochine du 12 décembre 1912: Sont nommés, à compter du jour de leur radiation des cadres de l’activité, professeurs stagiaires dans le personnel français de l’Enseignement dans les pays de Protectorat de l’Indochine, pour servir en Annam: 1° Architecte en chef honoraire des Travaux publics de l’Indochine: M. Vildieu (Auguste-Henri), architecte principal chef de service” (Theo sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương ngày 12 tháng 12 năm 1912: Những người sau đây được bổ nhiệm, kể từ ngày nghỉ hưu, làm giáo viên tập sự trong đội ngũ giảng dạy tiếng Pháp ở các nước thuộc Chính quyền Bảo hộ Đông Dương, để làm việc tại An Nam: 1° Kiến trúc sư trưởng danh dự của Sở Công chính Đông Dương: Ông Vildieu (Auguste-Henri), kiến trúc sư trưởng, Cục trưởng), chief architect, head of department). Bulletin officiel de l’Indochine française, Saïgon et Hanoï, 1912

Khi so sánh các mốc thời gian trong sự nghiệp của hai người đàn ông này, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng, vào thời điểm ông Vildieu được cho là “kiến trúc sư chính của Bưu điện Sài Gòn” và ông Foulhoux từng là “trợ lý của Vildieu,” ngược lại ông Foulhoux là Kiến trúc sư trưởng của Nam Kỳ, trong khi ông Vildieu chỉ là phó kiến trúc sư hạng 2 thôi. Vildieu chỉ trở thành Chef du service des bâtiments Civils en Annam et au Tonkin (Cục trưởng, Cục Công trình Cộng đồng tại Annam và Tonkin) vào năm 1893, và cuối cùng là Kiến trúc sư hạng 1 vào năm 1902, rất lâu sau khi ông Foulhoux qua đời.

Như vậy, vào thời điểm của dự án Bưu điện Sài Gòn, Kiến trúc sư trưởng Foulhoux rõ ràng là đàn anh của hai ông này, cả về tuổi đời lẫn quyền hạn, vì thế không có cách nào mà ông Foulhoux là trợ lý của ông Vildieu.

Trên thực tế, các ông Foulhoux và Vildieu đã làm việc cùng với nhau trong việc xây dựng các cung điện cho Universal Exposition (Triển lãm Quốc tế) năm 1889 tại Paris, và sau đó Vildieu cũng làm việc ở Nam Kỳ trong giai đoạn 1892-1893:

Vue générale de l’exposition universelle de 1889

The Universal Exposition of 1889 project was organised “sous la direction de M. Louis Menrique, commissaire spécial de l’exposition coloniale, par MM. Sauvestre, architecte en chef des colonies françaises; Foulhoux, architecte en chef de l’Indo-Chine; Fabre, architecte du Cambodge; Vildieu, architecte du Tonkin; de Brossard, architecte adjoint, et Martin, inspecteur des bâtiments” (Dự án Universal Exposition (Triển lãm Quốc tế) năm 1889 được tổ chức dưới sự chỉ đạo của ông Louis Henrique, Ủy viên đặc biệt của Triển lãm Quốc tế, bởi các ông Sauvestre, Kiến trúc sư trưởng các Thuộc địa Pháp, Foulhoux, Kiến trúc sư trưởng của Đông Dương, Fabre, Kiến trúc sư của Campuchia, Vildieu, Kiến trúc sư của Tonkin, Brossard, Kiến trúc sư, và Martin, Thanh tra các tòa nhà). Alfred Picard, Exposition universelle internationale de 1889 à Paris: rapport général par M. Alfred Picard. Travaux de l’Exposition, Paris, 1891-1892

Tuy nhiên, tất cả các tài liệu mô tả sự hợp tác này ở Paris đều nói rằng ông Foulhoux là người phụ trách, trong khi ông Vildieu (cùng với đồng nghiệp của anh ấy là ông Fabre) chỉ là “kiến trúc sư” – nói cách khác, ông Vildieu phải là trợ lý của Foulhoux, chứ không phải là ngược lại.

“Ces palais ont été construits par M. Foulhoux, architecte du gouvernement de la Cochinchine, et par MM. Fabre et Vildieu, ses adjoints, avec un respect de la vérité locale, une sagacité dans le choix des types, un amour des arts qu’ils voulaient reproduire et une sincérité de sentiment qui en font les plus authentiques des curiosités et les plus intéressantes des merveilles” (Các cung điện này được xây dựng bởi ông Foulhoux, Kiến trúc sư của chính quyền Nam Kỳ, và các ông Fabre và Vildieu, những người phụ tá của ông, với sự tôn trọng tính xác thực địa phương, sự khôn ngoan trong việc lựa chọn kiểu xây dựng, tình yêu nghệ thuật mà họ muốn tái tạo, và sự chân thành của tình cảm khiến các cung điện này trở nên chân thực nhất trong những điều tò mò và điều thú vị nhất của những điều kỳ diệu). Le Temps (Paris), 1889-05-04

“MM. Foulhoux, architecte en chef, et Vildieu, architecte adjoint, ont habilement dirigé les études et travaux de cette construction et de son aménagement intérieur.” (Các ông Foulhoux, kiến trúc sư trưởng, và Vildieu, phó kiến trúc sư, đã chỉ đạo một cách khéo léo các nghiên cứu và công việc của công trình xây dựng này và các phụ kiện nội thất của nó). Le Génie civil: revue générale des industries françaises et étrangères, Paris, 1889-03-09

Sau sự hợp tác này, vào năm 1892-1893, ông Vildieu cũng đã làm việc tại văn phòng Sở Công chính Nam Ký tại Sài Gòn với tư cách là Phó Kiến trúc sư trong Cục Di tích Thành phố:

COCHINCHINE FRANCAISE – SAIGON – Service des travaux publics: Rampant, architecte, chef du service; Foulhoux, architecte, chef de la section des bâtiments civils; Thil architecte, sous-inspecteur des bâtiments civils; Kerrien, chef de la section des ponts et chaussées; Vildieu, architecte adjoint au service des monuments civils (NAM KỲ PHÁP – SÀI GÒN – Sở Công chính: Rampant, Kiến trúc sư, Giám đốc; Foulhoux, Kiến trúc sư, Cục trưởng Công trình Cộng đồng; Thil, Kiến trúc sư, Thanh tra Công trình Cộng đồng; Kerrien, Cục trưởng Cầu đường; Vildieu, Phó Kiến trúc sư Cục Di tích Thành phố). Indicateur de la propriété foncière dans Paris et le département de la Seine, Paris, 1892

Ông Foulhoux đột ngột qua đời vào ngày 20 tháng 1 năm 1892, trong khi Vildieu vẫn đang làm việc tại Sài Gòn.

Khi Vildieu được bổ nhiệm làm Cục trưởng, Cục Công trình Cộng đồng tại Annam và Tonkin vào ngày 15 tháng 6 năm 1893, ông không còn là nhân viên của Sở Công chính Nam Kỳ:

“15 juin 1893. – Gouverneur général de l’Indo-Chine: M. Vildieu (Auguste-Henri), architecte adjoint, est nommé architecte, Chef du service des bâtiments civils en Annam et au Tonkin, et cessera à partir de la date du présent arrêté de faire partie du personnel du service des bâtiments civils de la Cochinchine” (Ngày 15 tháng 6 năm 1893 – Toàn quyền Đông Dương: Ông Vildieu (Auguste-Henri), Phó kiến trúc sư, được bổ nhiệm làm Chef du service des Bâtiments Civils en Annam et au Tonkin (Cục trưởng, Cục Công trình Cộng đồng tại Annam và Tonkin), và ngày có nghị định này sẽ không còn là nhân viên của cơ quan dân sự Nam Kỳ). Bulletin officiel de l’Indochine française, Saïgon et Hanoï, 1893-06

Ngoại trừ Universal Exposition (Triển lãm Quốc tế) năm 1889, không có bằng chứng về bất kỳ sự hợp tác kiến trúc nào khác giữa hai người đàn ông trước khi ông Foulhoux qua đời. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng ông Vildieu không tham gia việc thiết kế hoặc là xây dựng Bưu điện Sài Gòn.

Tác giả viết bài này đã tham khảo ý kiến của bốn người biên tập ấn phẩm nói trên, Saïgon 1698-1998 Kiến Trúc/Architectures Quy Hoạch/Urbanisme – TS Natasha Pairaudeau, TS François Tainturier, TS Philippe Peycam và Nhà đô thị học Chu Quang Tôn liên quan đến tuyên bố của họ rằng ông Vildieu là kiến trúc sư chính của Bưu điện Sài Gòn. Tuy nhiên, vì tác phẩm này đã được xuất bản cách đây hơn 20 năm, không ai trong số họ có thể nhớ lại cơ sở mà cuốn sách của họ đã trích dẫn Vildieu là kiến trúc sư chính của Bưu điện Sài Gòn và Foulhoux là trợ lý.

Tuy nhiên, họ đề cập rằng vào năm 1998, khi nghiên cứu sách này, họ không truy cập được tài liệu trong các Lưu trữ Quốc gia Pháp và Việt Nam, va và bởi vì lúc đó cũng không có mạng Internet và trang web Gallica, họ phụ thuộc chủ yếu các tài liệu trong Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Thư viện Quốc gia Hà Nội.

Tonkin – Hà Nội – Palais de Justice et Prisons, một công trình của Auguste-Henri Vildieu (1847-1926)

Vì không thể chứng minh được sự hợp tác nào khác giữa ông Foulhoux và Vildieu, và vào thời điểm nghiên cứu sách, họ không thể truy cập được các tài liệu bổ sung được trích dẫn ở trên, các biên tập viên của sách Saïgon 1698-1998 Kiến Trúc/Architectures Quy Hoạch/Urbanisme chấp nhận rằng tuyên bố của họ về sự tham gia của Vildieu trong dự án Bưu điện Sài Gòn là không chính xác.

Đính chính lại sự hiểu lầm về Gustave Eiffel

Ngày nay, Việt Nam không còn chỉ là một điểm đến phiêu lưu nữa. Nó đã bắt đầu thu hút một lượng khách du lịch quan tâm đến văn hóa và di sản, bao gồm cả những du khách lớn tuổi, giàu có hơn, những người này thường thường ở lại lâu hơn, tham gia nhiều hoạt động văn hóa hơn và chi tiêu nhiều tiền hơn. Những du khách như vậy mong đợi và xứng đáng được cung cấp thông tin lịch sử chính xác về di sản Việt Nam, hơn là những câu chuyện huyền thoại.

Tác già hy vọng rằng bản tóm tắt ngắn gọn này về dữ liệu lịch sử liên quan đến cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Trường Tiền ở Huế và Bưu điện Sài Gòn sẽ giúp giải quyết bất kỳ hoài nghi còn tồn tại.

Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Emmanuel Cerise, TS Natasha Pairaudeau, TS François Tainturier, TS Philippe Peycam và Nhà đô thị học Chu Quang Tôn đã hỗ trợ việc nghiên cứu bài này.

Tim Doling là tác giả của các sách Exploring Huế (Khám phá Huế, Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội, 2018), Exploring Sài Gòn-Chợ Lớn (Khám phá Sài Gòn-Chợ Lớn, Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội, 2019), Exploring Quảng Nam (Khám phá Quảng Nam, Nhà Xuất Bản Thế Giới , Hà Nội, 2020) và The Railways and Tramways of Việt Nam (Đường sắt và các Xe tramway của Việt Nam, White Lotus Press, 2012)

Một chỉ mục đầy đủ của tất cả các bài viết trên blog Historicvietnam.com của Tim kể từ tháng 11 năm 2013 hiện có sẵn tại đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *